Cuộc chinh phục của người Ả Rập và giai đoạn đầu thời kỳ Hồi giáo Lịch_sử_Iraq

Thời kỳ các khaip Hồi giáo.l

Cuộc xung đột có tổ chức đầu tiên giữa những bộ tộc người Bedouin Ả Rập và các lực lượng Iran dường như đã diễn ra năm 634, khi người Ả Rập bị đánh bại trong Trận đánh của cây cầu (Battle of the Bridge). Một lực lượng với khoảng 5000 người Hồi giáo dưới sự chỉ huy của Abū `Ubayd ath-Thaqafī, bị quân Iran đánh tan. Khoảng năm 636, một lực lượng Hồi giáo Ả Rập lớn hơn dưới sự chỉ huy của Sa`d ibn Abī Waqqās đánh bại quân đội Iran tại Trận al-Qādisiyyah và tiến tới cướp bóc thủ đô Đế chế Iran là Ctesiphon. Tới cuối năm 638, người Hồi giáo đã chinh phục hầu như toàn bộ các tỉnh phía tây Iran (Iraq hiện nay), và vị Hoàng đế Sassanid cuối cùng, Yazdegerd III, đã phải bỏ chạy tới vùng trung tâm sau đó tới phía bắc Iran, nơi ông bị giết năm 651.

Cuộc chinh phục của người Hồi giáo dẫn tới cuộc di cư ồ ạt của người Ả Rập từ phía đông Ả Rập và Mazun (Oman) tới Khvarvārān. Những kẻ mới đến đó không sống phân tán ra khắp nước mà họ lập ra hai thành phố đồn trú mới tại al-Kūfah, gần Babylon cổ đại, và tại Basrah ở phía nam.

Ý định của họ là người Hồi giáo phải là một cộng đồng chiến binh tách biệt và gia đình họ sẽ sống nhờ vào tiền thuế do dân địa phương cúng nộp. Ở phía bắc miền Đông bắc Iran, Mosul bắt đầu nổi lên trở thành thành phố quan trọng nhất và là cơ sở căn bản của một địa điểm đồn trú Hồi giáo, nơi trú ngụ của một vị thống đốc Hồi giáo. Ngoài những tầng lớp trên người Iran và những thầy tu Đạo thờ lửa, là những người không chịu cải sang Hồi giáo và do đó đã mất mạng sống cũng như tài sản, đa số người Iran trở thành người Hồi giáo và được cho phép giữ lại tài sản của mình.

Khvarvārān, lúc ấy trở thành một tỉnh Hồi giáo, được gọi là `Irāq.